TruyenChuFull.NET

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Đạo Mộ Bút Ký
Chương 369: Hồ sơ

Chỗ xích sắt bị cắt ra đã bị gỉ đóng thành tầng, trên ổ khoá đầy những mạng nhện, dễ thấy là chuyện này không xảy ra gần đây.

“A!” Đỗ Quyên Sơn cũng lấy làm kinh ngạc, “Chuyện gì đây?”

“Không có gì đâu, chỉ là cậu nhớ nhầm thôi, có người từng vào đây rồi.” Tôi nói, nhòm qua lan can cửa, dùng đèn pin soi vào trong, có một đống tạp vật đặt trên cái thang, bụi bám thôi rồi, một thứ mùi cũ kỹ bay vào mũi.

“Cậu định xuống đó à? Bên trong bẩn lắm đấy!” anh ta nói.

Tôi đang do dự có nên xuống hay không, điều này hình như là không có liên quan tới mục đích của tôi tới đây. Xích sắt đã bị cắt ra, khả năng có tới cả trăm vạn lý do, thậm chí cơ bản là nó không hề có khóa. Đã nghĩ tới những chuyện vô cùng ly kỳ, nhưng nó thì liên quan khỉ gì tới mình? Ngẫm tới liền bỏ qua.

Đang chuẩn bị rời đi, phản xạ tự nhiên là lia đèn pin một cái, soi lên giấy niêm phong trên cánh cửa.

Có thể do bệnh nghề nghiệp khi còn làm bản dập nên tôi bỗng đưa mắt nhìn lên hàng chữ bằng bút lông kia, cũng có thể là vị trí giấy niêm phong có chút kỳ quái, nó dán quá thấp, có phần rất ngứa mắt, nói chung là theo bản năng nên có nhìn qua một cái.

Vừa nhìn xuống, tôi bỗng sững người, giấy niêm phong cũ vẫn dán nguyên trên cửa, không thấy bị xé ra.

“Kỳ quái, cậu xem này!” tôi nói với Đỗ Quyên Sơn, “Xem ra, giấy niêm phong này được dán lên sau.”

Anh ta tiến tới nhìn, cũng thấy là lạ, sau lại nói: “Có thể là trong sở có người phát hiện ra xích đã bị cắt đứt, nên tới dán giấy niêm phong lên.”

Thế càng kỳ quái hơn, sao không thay bằng một khóa mới kia chứ? Giấy niêm phong có được tác dụng gì đây? Tôi nói, soi đèn lên hàng chữ trên mặt giấy.

“Tới cả xích người ta còn dám cắt, giấy niêm phong thì có gì phải sợ chứ?”

“Chỗ này đâu có gì đáng giá. Có lẽ bọn họ cảm thấy những thứ bên trong có giá trị còn kém hơn so với một cái khóa sắt!”

“Có lý lắm!” Tôi thấy cũng buồn cười, có những thứ được giữ lại chẳng vì cái gì. Những hồ sơ cũ này, đối với người ta mà nói thì chẳng có chút giá trị nào cả, xử lý chúng thậm chí còn tốn kém hơn, đây chính là lý do mà tới tận bây giờ chúng vẫn còn được giữ lại.

Giấy niêm phong bên trên đề: Ngày 06 tháng 7 năm 1990, Sở nghiên cứu khảo cổ Đại học XX.

Tôi quen làm bản dập nên rất nhạy cảm đối với việc nhận biết bút tích, những chữ kia chính xác được viết bằng bút lông, cách viết chắc chắn cố tình bắt chước chữ của thư pháp, hơn nữa cảm giác rất quen mắt.

Nhìn ngày tháng năm, trên giấy ghi là năm 1990, thời điểm đó Văn Cẩm đã mất tích, việc này hẳn là không có liên quan tới bọn họ.

Tôi thầm thốt lên, được lắm! Vậy là bao nhiêu hi vọng đều tiêu tan, phải quay lại từ đầu thôi! Vì thế bảo Đỗ Quyên Sơn đi trước dẫn đường. Anh ta cũng không muốn ở trong này lâu nữa, dù sao thì cũng không phải chuyện tốt đẹp gì, nghe tôi nói thế mới thở phào nhẹ nhõm.

Theo đường cũ trở về, mọi chuyện đều thuận lợi. Thế giới hiện đại so với cổ mộ vẫn thoải mái hơn nhiều, tôi tuyệt nhiên không có chút căng thẳng nào, dù bị người ta phát hiện thì sao chứ? Đến cả trăm bảo vệ cũng chẳng đáng sợ bằng một bánh tông! (Ú rồi, thử để bảo vệ thả cờ hó ra xem, có cả trăm con bánh tông cũng phải sợ một con cờ hó )

Trở về trong khách sạn, lòng vẫn thấy không được tự nhiên, vì trước mắt tôi đường đã hẹp đi nhiều. Nếu điều tra hồ sơ không được, còn có cách nào để cân nhắc đây?

Nghĩ tới cũng có chút kỳ quái, vì sao lại không có hồ sơ chứ? Chẳng lẽ đúng như Đỗ Quyên Sơn nói? Khả năng đó thực không cao, chỉ cần chuyện ở Tây Sa xảy ra thì hồ sơ chắc chắn phải tồn tại, những hồ sơ đó cũng không phải chỉ chứa một túi mà đủ, muốn tiêu hủy, khả năng giá hồ sơ sẽ bị trống một khoảng. Nhưng toàn bộ hồ sơ thật sự vẫn được để rất dày đặc, không giống như từng bị người ta rút bớt ra.

Tôi hiểu ra có lẽ là mình đã nhầm. Trong đội khảo cổ có sinh viên, khả năng không có liên quan tới trường đại học. Sinh viên này có thể đã là thực tập sinh, vậy đội Văn Cẩm không nhất thiết phải xuất phát từ sở nghiên cứu.

Nghĩ vậy trong lòng cũng dễ chịu hơn, lại mở máy tính tìm những hồ sơ về sở nghiên cứu khác, chép từng cái một xuống, chuẩn bị để ngày mai tiếp tục tìm người hỏi. Dù sao thì lão tử cũng có cả đống thời gian, không bằng cứ từ từ điều tra, tránh sau này phải tiếc nuối.

Sau khi chép xong, tôi lên giường lọc qua một lần, nghĩ xem quá trình tiếp theo nên làm thế nào. Những đơn vị này có chỗ khó có chỗ dễ, phải bắt đầu từ chỗ đơn giản nhất.

Nhìn những tin tức ghi chép lại, đột nhiên tôi cảm thấy không mấy thoải mái, hình như là trên đó có thứ khiến tôi phải chú ý, ngẫm kỹ lại thấy không đúng.

Chẳng lẽ mình mắc chứng rối loạn hình ảnh rồi sao?

Cười nhẹ một cái, đột nhiên cả người chấn động, chữ trên giấy niêm phong hiện lên trước mắt, Sở nghiên cứu, Sở nghiên cứu, Sở nghiên cứu… Sở nghiên cứu khảo cổ Đại học XX….

Cái con mợ! Tôi chợt hiểu ra vì sao mà vừa rồi nhìn thấy hàng chữ trên giấy niêm phong kia quen mắt thế!

-Kia chẳng phải là bút tích của mình sao!