Mấy năm này, Hoàn Ôn vì quyền thế mà ba lần chinh phạt phương bắc. Lần thứ nhất coi như miễn cưỡng đánh ngang tay, lần thứ hai đoạt lại cố đô Lạc Dương. Thắng rồi nhưng Lạc Dương đã là một tòa thành chết, không có ý nghĩa gì. Lần thứ ba chinh phạt phương bắc, bởi vì chiến tuyến quá dài, vì vấn đề quân lương mà thất bại.
Trong ba lần Bắc chinh, lãnh thổ của Đại Tấn không được mở rộng. Sau khi thôn tính nước Yên, nước Tần trở nên quá hùng mạnh. Mặc dù chiến tranh liên miên, chiến tranh loạn lạc, nhưng Hoàng đế Phù Kiên học tập nước Triệu thành lập Thái Học viện tiểu học, vượt qua kì thi thì làm quan. Lúc Đại Tấn vẫn còn đang thịnh hành huyền học, nước Tần độc tôn Nho giáo, cấm học thuyết của Trang Tử, thờ Khổng Tử ở kinh đô Trường An. Vì vậy mặc dù nước Tần chiến tranh liên miên nhưng tố chất quan viên không tệ. Nho học và thi cử tăng cao ở vùng Trung Nguyên chiến loạn ra đời và phát triển, thực lực quốc gia hùng mạnh. Lần thứ ba Hoàn Ôn Bắc phạt, đụng phải tấm cửa sắt, thua không chút ai oán. Trước mắt mặc dù Hoàn Ôn thất bại, nhưng binh lực vẫn còn. Nhìn thấy di chiếu của Tư Mã Đích, Hoàn Ôn không cam tâm. Hắn ta đã sáu mươi tuổi rồi, tuổi đã cao, nắm quyền lực to lớn, nhưng ngay cả chức nhiếp chính vương vẫn không làm được, ngược lại thái hậu Chử Toán Tử năm lần lâm triều thì có tận bốn lần làm thái hậu nhiếp chính! Thì ra trong lòng hoàng thượng và các bộ hạ của hắn, hắn ta còn không bằng một người phụ nữ dốt nát chưa từng ra khỏi Đài Thành? Hoàn Ôn tức giận ăn ngủ không yên, không lâu sau thì đổ bệnh. Hoàn Ôn nằm trên giường bệnh, con trai nhỏ Hoàn Huyền ở bên chăm sóc. Hoàn Ôn có sáu con trai. Con trưởng Hoàn Hy đã sớm phong làm thế tử, nhưng Hoàn Ôn chỉ thích nhất con trai út Hoàn Huyền, lúc hành quân đánh trận đều mang theo bên người, đối với con trưởng thì rất lạnh nhạt. Hoàn Ôn ốm yếu ngay cả bộ râu biểu tượng giống như con nhím của mình cũng mềm oặt xuống, hỏi con trai út: "Đại phu nói như thế nào?" Hoàn Huyền đáp: "Không có gì đáng ngại. Ngày thường phụ thân lao lực quá độ, cơ thể suy nhược, nghỉ ngơi thật tốt là được." Hoàn Ôn tức giận nói: "Tên lang băm này lần nào cũng nói mấy câu này! Nếu đã không có gì trở ngại, vậy tại sao mỗi ngày đều phải uống thuốc?" Hoàn Huyền không dám trả lời. Thầy thuốc nói tâm tư cha quá nặng, suy tim, cần phải buông bỏ mọi thứ, yên tâm tĩnh dưỡng. Nhưng với tính cách của cha, căn bản sẽ không nghe lời, phải vứt bỏ quyền lực, tận hưởng niềm vui thú của người già? Không thể, quyền lực nào có dễ dàng buông tha như vậy. Đại Tấn này chỉ có hai người có thể làm được điều này, chính là Vương Đạo và Chử Toán Tử. Hoàn Ôn nằm trên giường bệnh lẩm bẩm: "Lúc thiếu niên ta đã tự tay gi3t ch3t kẻ thù giết phụ thân, từ đó thành danh. Từ trước đến nay ta chưa từng lùi bước, bây giờ cũng như vậy. Ta không thể cứ chết trên giường không ai biết đến như vậy được. Sau khi chết nhất định sẽ bị Văn Cảnh Nhị Đế chế nhạo (Là chỉ huynh đệ Tư Mã Soái và Tư Mã Chiêu soán ngôi Tào Ngụy.)." Nói đến đây, Hoàn Ôn đột nhiên ngồi dậy, bộ râu mềm yếu cũng kiêu ngạo dựng lên: "Nếu ta không thể lưu tiếng thơm, vậy sẽ để lại tiếng xấu muôn đời!" (Trích: Từ "Thế thuyết tân ngữ") Hoàn Ôn kéo tấm thân ốm yếu của mình dẫn quân về thành Kiến Khang - Với danh nghĩa đến tế bái lăng Tư Mã Ý. Tuy rằng Hoàn Ôn đến với danh nghĩa tế bái, nhưng trong lòng Hoàn Ôn, người qua đường đều biết, đi dâng hương cúng tế là được rồi, còn mang theo binh sĩ làm gì? Đánh nhau với âm binh hả? Thái hậu nhiếp chính Chử Toán Tử vội vàng ra lệnh cho Trung lĩnh quân và Trung hộ quân bày thế chờ quân địch, đề phòng Hoàn Ôn mạnh mẽ cướp thành. Ngoài thành Tân Đình, thị trung Tạ An nghênh đón Hoàn Ôn. Thành Kiến Khang truyền tin đồn Hoàn Ôn sắp khởi binh mưu phản, sẽ động thủ ở Tân Đình, gi3t ch3t các quan đại thần đến nghênh đón hắn. Các đại thần ai nấy cũng đều nóng lòng bất an, chỉ có thị trung Tạ An bình tĩnh nói: "Sự tồn vong của Đại Tấn phụ thuộc vào cuộc đàm phán ở Tân Đình hôm nay. Cho dù là sống hay chết, các vị đều sẽ được ghi danh sử sách. Có gì phải sợ?" Tạ An hơn bốn mươi tuổi mới xuất sơn làm quan, hạ mình làm phụ tá trong Mạc phủ của Hoàn Ôn nhiều năm. Biết rõ tính cách và lai lịch của Hoàn Ôn, đã sớm sắp xếp tai mắt quanh Hoàn Ôn rồi. Hắn biết Hoàn Ôn bệnh nặng, sống không được bao lâu nữa -- Năm đó Vương Đôn cũng như vậy, lúc bệnh nặng sắp chết thì giãy giụa, không cam tâm nhận thua. Con người, họ đều đang lặp lại cùng một số phận mà không hề hay biết. Hoàn Ôn của hôm nay, đã sa cơ lỡ vận rồi. Khi Tạ An đến Tân Đình, quả nhiên Chu Phủ đã bày binh bố trận, một con kiến cũng không chui lọt Tân Đình. Các đại thần bị dọa sợ cầm ngược cái hốt (*) trong tay, vội vàng cúi lạy Hoàn Ôn. (*) Cái hốt: Thẻ bằng ngà, bằng ngọc hoặc bằng tre của quan lại khi vào chầu, dùng để ghi việc thời xưa Tạ An bình chân như vại, nói với Hoàn Ôn: "Ta nghe các chư hầu nói, nên phái quân đi bảo vệ Tứ Lang, không có bố trí quân sau tường thành." Hoàn Ôn kiêu ngạo, nghĩ trong lòng hắn ta đến tuổi này rồi mà còn sợ hãi gì nữa? Vì vậy lệnh cho quân đội rút lui. Sau khi Hoàn Ôn lui binh, trên núi vang lên tiếng đàn cổ, chính là "Phong nhập tùng" của Kê Khang. Nghe thấy tiếng đàn quen thuộc, sắc mặt Hoàn Ôn tái nhợt: "Tào phò mã đến rồi?" Tạ An gật đầu: "Công chúa Thanh Hà cũng đến rồi. Hai người bọn họ muốn ta khuyên ngươi lui binh, trở về Cô Tô, chớ có tiến lên phía trước nữa." Hoàn Ôn cười lạnh: "Nếu ta không rút lui thì sao? Trung lĩnh quân và trung hộ quân ở trong mắt ta chỉ là lũ phế vật. Ta chỉ cần ba ngày có thể chiếm được thành Kiến Khang." “Sau khi chiếm được thành Kiến Khang thì sao?” Tạ An nói: “Trước ngài, có hai vị tướng quân đã đánh hạ thành Kiến Khang và Đài Thành là Vương Đôn và Tô Tuấn. Sĩ tộc không phục bọn họ. Kết cục sau đó của bọn họ như thế nào, chắc chắn không cần ta phải nói." Hoàn Ôn im lặng, quả thật không có sự ủng hộ của sĩ tộc, thì sớm muộn gì hắn cũng bị đại quân cần vương tiêu diệt. Tạ An nói: "Năm đó Tào Phi soán ngôi Hán, Tư Mã Viêm soán ngôi Ngụy, trước đó đều có sự ủng hộ của các sĩ tộc, ít nhất là ba đời, thời cơ chín muồi mới động thủ. Hoàn gia các ngươi căn cơ còn cạn, đánh hạ thành Kiến Khang thì dễ, giữ thành Kiến Khang mới khó." Hoàn Ôn rốt cục mở miệng nói: "Nếu không thể lưu tiếng thơm, vậy sẽ để lại tiếng xấu muôn đời." Tạ An nói: "Ta sẽ cố hết sức để ngăn cản ngươi. Binh lính Bắc phủ của Si Giám Cao Bình cách Cô Tô rất gần, Gia đình ngươi đều ở Cô Tô. Nếu ngươi ra tay, quân Bắc Phủ nước xa không cứu giải được cơn khát ở gần, cứu không được thành Kiến Khang, nhưng bọn họ có thể san bằng Cô Tô trước. Đến lúc đó, ngươi cũng sẽ chỉ là một Tô Tuấn khác, ngay cả Vương Đôn cũng không bằng." Tạ An chọt trúng điểm đau của Hoàn Ôn. Năm đó cha Hoàn Di của hắn đã chết trong loạn Tô Tuấn, bị phản quân Tô Tuấn gi3t ch3t. Hoàn Ôn tức giận: "Đừng so sánh ta với Tô Tuấn!" Tạ An cũng không chịu thua kém, hét lên: "Ngươi xuất thân từ Tiêu Quận Hoàn thị, phụ thân ngươi chết dưới tay phản quân Tô Tuấn, nhưng ngươi lại đang làm điều tương tự như tên thổ phỉ Tô Tuấn! Nếu ngươi cứ khư khư làm theo ý mình, cũng sẽ rơi vào kết cục giống như Tô Tuấn! Ngươi sĩ nhục dòng họ của ngươi! Cửa nhà họ Hoàn! Ngươi chính là mang tiếng xấu muôn đời, phụ thân ngươi ở dưới cửu tuyền cũng sẽ không nhận ngươi là nhi tử!" Hoàn Ôn nói: "Nếu ta thành công thì sao? Giống như Tào Tháo, Tư Mã Ý, cũng được rất nhiều người kính phục." Tạ An lại lắc đầu: "Ngươi sẽ không thành công. Ngươi cho rằng ta bốn mươi tuổi xuống núi, không làm quan, lại nương nhờ mạc phủ của ngươi làm phụ tá để làm gì? Là bởi vì ta ngưỡng mộ ngươi? Không, là ta nghe lời của hắn --" Tạ An chỉ về hướng trên núi có tiếng đàn cổ: "Ta và Vương Hy Chi là bằng hữu, đang sống ẩn dật trong quận Kê, là hắn sắp xếp, vì tích lũy danh tiếng, mai sau một bước lên mây. Ta phải hiểu rõ đối thủ của mình, vì vậy ta lựa chọn làm phụ tá của ngươi. Ta biết rõ quân đội của ngươi như lòng bàn tay. Nếu ngươi phát động tấn công mạnh mẽ vào thành Kiến Khang, ta trấn thủ chỉ huy, ngươi chưa chắc đã thắng." Hoàn Ôn nghe đến đây, ngay cả môi cũng trắng bệch! Hóa ra tất cả đều là tính toán. Từ đầu đến đuôi, hắn ta chưa bao giờ thoát khỏi bàn cờ của sư phụ! Hắn ta vẫn luôn là quân cờ! Tạ An thả chậm giọng điệu: "Nghe lời khuyên của ta, đem quân của ngươi trở về Cô Tô, chuyện của tương lai, để cho đời sau. Hoàn gia của ngươi chỉ cần nắm giữ binh quyền, tất cả đều có đường sống. Cho dù là Tào Tháo hay Tư Mã Ý, cũng là thế hệ sau mới xưng đế, truy phong bọn họ là hoàng đế. Nếu ngươi vẫn cứ khăng khăng làm theo ý mình, thì chỉ có thể đi theo con đường cũ của Tô Tuấn, cái gì cũng sẽ không đạt được, Hoàn gia cũng sẽ cùng bị tiêu diệt cùng với ngươi, nào chỉ có mỗi để tiếng xấu muôn đời?" Hoàn Ôn nản lòng thoái chí ngay tức thì, thiếu chút nữa ngất đi. Không thành công nhưng tham vọng vẫn còn, chỉ là cơ thể không được nữa rồi. Nếu hắn ta vẫn tấn công thành Kiến Khang, Tạ An thủ thành, với cơ thể của hắn ta, nói không chừng đánh mới được nửa trận đã ngã xuống, sĩ khí giảm xuống, không có một chút phần thắng nào. Sau khi cân nhắc lợi hại, Hoàn Ôn hạ lệnh lui binh, trở về Cô Tô. Trước khi đi, Hoàn Ôn nói với Tạ An: "Ta có thể rời đi, nhưng ta muốn thêm Cửu Tích (*)." (*) Lễ Cửu Tích: Theo sách “Cương mục” có chú thích rằng, theo chế độ phong kiến xưa, khi thiên tử muốn tỏ ý ưu đãi một đại thần nào thì ban cho đồ quý giá và cho hưởng nghi lễ đặc biệt để biểu dương khác với mọi người. Chín thứ ban cho gọi là “cửu tích”. Lễ Cửu Tích chỉ có Thiên tử mới có. Các quan đại thần trước đây có thêm lễ Cửu Tích là Tào Tháo, Tư Mã Ý, Tư Mã Chiêu,... Cuối cùng đều được phong là hoàng đế. Vì vậy Hoàn Ôn khăng khăng muốn thêm lễ Cửu Tích lúc còn sống, giữ lại niệm tưởng. Tạ An đồng ý: "Nếu ngươi đến Cô Tô, ta sẽ thương nghị với Chử thái hậu thêm Cửu Tích cho ngươi." Sau khi Hoàn Ôn lui binh về Cô Tô, hắn ta bắt đầu nằm liệt trên giường bệnh, nhưng hắn ta không chịu nhắm mắt, chờ triều đình ban cho hắn Cửu Tích. Con trai út Hoàn Huyền thường xuyên phái người đến thành Kiến Khang thúc giục, nhưng Tạ An luôn trì hoãn. Không phải ghét bỏ Tích văn viết không được, thì cũng nói chín loại lễ vật chưa hoàn thành, cứ vậy kéo dài tới ba tháng. Hoàn Ôn trông mòn con mắt, nhưng Cửu Tích chậm chạp không đến. Hoàn Ôn đành phải giao việc hậu sự trước, giao binh quyền cho em trai Hoàn Xung, chức vị Nam quận công của bản thân thì cho con trai út Hoàn Huyền thừa kế. Con trưởng của hắn ta, thế tử Hoàn Hy há hốc mồm: Binh quyền thuộc về chú, tước vị là của đệ đệ, hắn ta không nhận được gì sao? Trước khi lâm chung, Hoàn Ôn vẫn không nhìn thấy thánh chỉ Cửu Tích đến, hắn ta chết không cam tâm. Lúc này hắn ta mới cảm nhận được sự tuyệt vọng và không cam tâm của Vương Đôn trước khi chết, cũng hát "Quy tuy thọ" của Tào Tháo: "... Đằng xà tuy có thể cưỡi mây lướt gió, nhưng cũng có ngày trở thành tro bụi. Ngựa kí tuy nằm trong chuồng, nhưng chí nơi ngàn dặm. Người có hoài bão to lớn tuy đã già, nhưng hùng tâm tráng chí không suy giảm-" Hát đến đoạn này, Hoàn Ôn khí tuyệt, hắn dừng cương trước bờ vực, kết cục tốt hơn Vương Đôn một chút. Ngay sau khi Hoàn Ôn chết, thế tử Hoàn Hy không cam lòng lập tức tới công chuyện, hắn ta liên hợp với chú Hoàn Bí, em trai Hoàn Tế, đến giết chú Hoàn Xung nắm binh quyền và em trai Hoàn Huyền kế thừa tước vị. Sự việc thất bại, Hoàn Xung và Hoàn Huyền lưu đày ba người này đến Trường Sa* giam lỏng. *Trường Sa: Trường Sa là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tỉnh Hồ Nam, thuộc vùng Nam Trung Bộ Trung Quốc. Hoàn Huyền không bao giờ quên được nỗi tuyệt vọng của cha mình trước lúc chết, đặt cừu hận trong lòng, lập lời thề sau này nhất định sẽ tiêu diệt Đại Tấn, báo thù cho cha. Tiêu Quận Hoàn thị bọn họ, chuyện am hiểu nhất chính là báo thù cho cha. Sau khi Hoàn Ôn chết, cuộc nội chiến như tên đã lên dây ngừng lại. Tạ An dựa vào công lớn, thoắt một cái nhảy lên làm Đại tư đồ. Mấy năm sau, Tạ An siêng năng thiết thực, lại là cậu trong họ nhà Thái hậu Chử Toán Tử, cho dù là hoàng tộc hay là sĩ tộc đều ủng hộ hắn ta. Tạ An một bước bay lên trời, trở thành thừa tướng của Đại Tấn. Mọi người khen Tạ An có phong thái của Vương Đạo năm đó. Tạ An khiêm tốn, xấu hổ không dám nhận. Lúc này ở phía bắc sông Trường Giang, hoàng đế Phù Kiên của nước Tần cố gắng thống nhất Trung Nguyên, binh hùng tướng mạnh, thề sẽ đến phía nam, thống nhất thiên hạ. Phù Kiên là một vị vua có tài mưu lược kiệt xuất, tổ chức quân đội và dân phu vận chuyển lương thảo, xưng là chín mươi chín vạn quân, đi đánh bại Đại Tấn. Phù Kiên rất tự tin: "Đại Tấn cảm thấy Trường Giang hiểm yếu có thể ngăn cản đại quân Tần của chúng ta, nhưng không biết chín mươi chín vạn quân Đại Tần chúng ta ném roi ngựa vào sông Trường Giang là có thể ngăn được dòng nước chảy. Nơi hiểm yếu Trường Giang có gì phải sợ?" Câu nói "Ném roi ngựa cản dòng sông(*)" truyền đến Đại Tấn, lòng người tức thì hoảng sợ. Đội quân chín mươi chín vạn quân của nước Tần áp sát, mà Đại Tấn có thể xuất ra mười vạn quân đã là không tệ rồi. (*)Ném roi ngựa cản dòng sông: Nguyên văn là 投鞭断流, nghĩa là lực lượng đông đảo, hùng mạnh, đông như kiến. Câu nói này bắt nguồn từ câu nói "Nếu tất cả roi ngựa của quân lính đều ném xuống dòng sông, thì có thể thành bờ, cắt đứt được dòng sông" của Phù Kiến, cho nên đoạn này mình vẫn giữ nguyên ý câu nói của Phù Kiến mà không dịch nghĩa ra, như vậy thấy hợp lý hơn. Chỉ có Thừa tướng Tạ An không chút hoang mang, phái đệ tử Trần Quận Tạ thị của mình - Ba người Tạ Huyền, Tạ Thạch và Tạ Viêm, đều là tướng tài đắc lực nhất được gia tộc bồi dưỡng ra. Trước mắt Trần Quận Tạ thị là gia tộc danh tiếng thịnh vượng nhất Đại Tấn. Trong những năm gần đây, con cháu của Tạ gia và Si Giám đã bồi dưỡng tám mươi nghìn quân Bắc phủ, là một đội quân tinh nhuệ. Hoàng đế Phù Kiên nước Tần leo lên núi nhìn thấy đội quân Bắc phủ bày binh bố trận, sĩ khí dâng cao, ông ta rất chấn động, ngay cả từng ngọn cây cọng cỏ cũng đều cảm nhận được binh sĩ của Đại Tấn, cảm thán: "Cỏ cây đều là binh lính (*), ta đã đánh giá thấp quân đội Đại Tấn rồi." (*) Cỏ cây đều là binh lính: Phù Kiên thời tiền Tần dẫn binh tấn công Đông Tấn, tiến đến lưu vực sông Phì Hà, leo lên thành Thọ Xuân nhìn ra xa, thấy quân Tấn đội hình chỉnh tề, lại nhìn ra núi Bát Công xa xa, thấy cỏ cây trên núi mà tưởng toàn là quân Tấn, cảm thấy sợ hãi. Sau này dùng thành ngữ này chỉ lúc hoang mang, trông gà hoá cuốc. Phù Kiên mơ hồ có chút hối hận, cảm thấy mình quá khinh địch, nhưng... Đến thì cũng đến rồi, đúng không! Cũng không thể mang đội quân xưng là trăm vạn hùng binh đến một chuyến rồi đi được, vì vậy Phù Kiên khống chế bất an trong lòng, hạ lệnh quân đội tiếp tục tiến về phía trước. Đường hành quân xa xôi, không đủ lương thảo, Phù Kiên chia ra binh ra đi chặn đường lương thảo của Đại Tấn, để lấy cung cấp cho đội quân của mình. Hậu phương Đại Tấn, một đội quân vận chuyển lương thực đã bị tập kích vào ban đêm, nhưng đội quân vận chuyển lương thực này rất ngoan cường, lần lượt đánh lui quân Tần. Quân Tần quyết phải cướp được lương thảo, cắn chặt đội quân vận chuyển lương thảo không buông, thực hành chiến thuật xa luân (*), muốn kéo chết đội quân, kéo theo lương thực. (*) Chiến thuật xa luân: đánh luân phiên, thay phiên nhau đánh, nhiều người đánh một người. Giống như đội quân vận chuyển lương thực bị quân Tần xé rách vết thương. Nửa đường nhảy ra một đội quân, tay cầm cờ hiệu của Đại Tấn, thủ lĩnh của đội quân này rất hung mãnh, bắn tên bách phát bách trúng. Sau khi bắn chết một đám người, hai quân cận chiến, rút ra trường kiếm, hàn quang b4n ra bốn phía, vô cùng sắc bén, trên lưng ngựa chém đầu người như thái rau củ. Thấy tình hình không ổn, quân Tần đành phải rút lui. Vương Duyệt tóc bạc như tuyết và Thanh Hà nắm tay nhau bước ra khỏi đội ngũ vận chuyển lương thực, cười với thủ lĩnh: "Nhìn thấy thanh kiếm kia, biết ngay là muội. Muội không ở đất Thục ngậm kẹo đùa cháu mà chạy đến đây tham gia náo nhiệt." Đích thị là Tuân Hoán. Tuân Hoán xuống ngựa, cởi mũ sắt, lau mồ hôi. Tóc nàng ấy cũng đã bạc trắng, nhưng hai mắt có thần, thắt lưng thẳng tắp, rất có năng lượng. Cả ba người đều đã hơn tám mươi, đều là những ông bà lão tóc tựa tuyết. Mười năm trước, Vương Duyệt, Thanh Hà tiễn đưa Tào Thục. Hai ngày sau lại tiễn đưa Phan Mỹ nhân. Bọn họ chôn hai mươi vạn đồng tại phần mộ của Phan Mỹ nhân, đưa cho người chiến thắng sống lâu nhất, hoàn thành vụ cá cược giữa Dương Hiến Dung, Tào Thục và Phan Mỹ nhân. Năm ngoái, Tuân Hoán tiễn đưa chồng Chu Phủ. Thời gian thấm thoát trôi qua, mái tóc xanh đã hóa bạc. Thanh Hà và Vương Duyệt gặp lại Tuân Hoán một cách thần kỳ, giống như năm mười hai tuổi trên đường phố Lạc Dương, Thanh Hà và Vương Duyệt gặp Tuân Hoán một thân nam trang. Tuân Hoán cười nói: "Nhi tử của muội đã bắt đầu ngậm kẹo đùa cháu rồi, muội không giỏi chuyện này. Bọn chúng trấn giữ đất Thục, dù sao muội cũng rảnh rỗi không có việc gì, tồn vong của Đại Tấn phụ thuộc vào trận chiến này, muội không thể khoanh tay đứng nhìn, nên mang theo hơn một trăm hộ vệ đến hỗ trợ. Lúc nãy hai người cũng nhìn thấy rồi. Mặc dù muội đã già nhưng vẫn có thể chiến đấu được. Hai người đưa đến nhiều lương thảo như vậy, thảo nào bị quân Tần để mắt đến. Muội đến bảo vệ hai người. Hai người muốn đi đâu?" Vương Duyệt nói: "Phì Thủy." Quân Tần và quân Tấn sắp có trận chiến quyết định ở Phì Thủy. Tuân Hoán lau mồ hôi, đội mũ sắt, rút kiếm chỉ về phía Phì Thủy: "Xuất phát!" Nhìn Tuân Hoán hùng hùng hổ hổ, bộ dạng giống như ngày xưa, Thanh Hà và Vương Duyệt đều cảm thấy mình trẻ lại, hai người nhìn nhau cười, cũng lên ngựa, đuổi theo Tuân Hoán. TOÀN VĂN HOÀN
Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)
Chương 214: Ngoại truyện 33
Chương 214: Ngoại truyện 33