TruyenChuFull.NET

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Chương 2106: Chương 2113:

Trùng Sinh Chi Nha Nội

Tác giả: Khuyết danh

Chương 2113: "Thượng Tướng".

Nhóm dịch Huntercd

Nguồn: Vip.vandan

Tứ hợp viện của Hà Trường Chinh rất yên tĩnh, bình thường chỉ khi Hà Mộng Doanh đưa Hà Nam Phương tới thăm ông bà ngoại thì mới trở nên náo nhiệt.

Đương nhiên nếu như trong thời gian diễn ra đại hội TW thì trong nhà cũng sẽ trở nên hết sức náo nhiệt.

Có điều hôm nay hơi đặc biệt.

Có vài vị khách tới mà trong nhà vẫn cứ im ắng.

Nguyên nhân là mấy vị khách này đều không ưa náo nhiệt.

Hà Trường Chinh mặc bộ quân phục màu vàng kiểu cũ, ngồi ở ghế thái sư, tay mân mê ấm Tử Sa. Không biết từ khi nào ông thích sưu tầm ấm Tử Sa, nếu ông có sở thích đó, Liễu bí thư phải ra sức, thông qua các con đường, kiếm được mấy ấm trà lâu năm, tặng cho Hà Trương Chinh chơi, đổi lại nụ cười.

Hai bên trái phải Hà Trường Chinh còn đặt mấy chiếc thái sư ỷ bằng gỗ lim, Liễu Tuấn , Hà Đông Chiến, Vũ Thu Hàn, Tiêu Đông Chiến ngồi vòng quanh, giữa đặng một chiếc bàn nhỏ, một bộ cung cụ pha trà, Liễu bí thư đang biểu diễn tài nghệ của mình.

Hai ngày nữa là có cuộc họp cục chính trị, Liễu bí thư tới thủ đô dự họp.

Cuộc họp lần này sẽ thảo luận những việc chuẩn bị cho toàn hội TW sắp tới, có điều hôm nay y tới Hà phủ làm khách, không phải là do Liễu bí thư chủ động, mà là được mời tới.

Bộ trưởng bộ tổng trang bị thượng tướng Vũ Thu hàn đích thân mời nếu y có thời gian tới nói chuyện cùng mọi người.

Loại tình hình này cực kỳ hiếm thấy, Vũ Thu Hàn tính cách ít nói, rất ít khi chủ động hẹn gặp, hơn nữa nếu như tới nhà họ Hà, thì phải là Hà Trường Chinh mời mới đúng.

Chắc chắn cuộc hẹn của Vũ Thu Hàn có liên quan tới y.

Khi Liễu Tuấn tới tứ hợp viện nhà họ Hà, Vũ Thu Hàn đã ngồi đó, không lâu sau, Hà Đông Tiến và Tiêu Đông Chiến nối đuôi nhau tới.

- Chú ba, công tác tu sửa cải tiến hàng không mẫu hạm Thượng Tướng ra sao rồi.

Liễu Tuấn vừa pha trà vừa hỏi.

"Thượng Tướng" vốn là một chiếc hàng không mẫu hạm được xuất ngũ của người láng giềng phía bắc. Sau khi Liên Xô giải thể, chiếc chiến hạm hoàn thành tới 60% này vì vấn đề tài chính mà phải ngừng kiến tạo. Trải qua nhiêu năm không có dấu hiệu khởi công lại, cuối cùng được trong nước mua lại với giá sắt vụn. Đương nhiên chỉ mua khung chiến hạm, còn vũ khí và trang thiết bị điện tử bị tháo bỏ. Vốn ban đầu mua nó làm công viên trên nước, dùng để tiêu khiển.

Trước đó một số thành phố ven biển trong nước đã có một chiếc hàng không mẫu hạm của Liên Xô được sửa thành công viên nổi, chiếc hàng không mẫu hạm đó trọng tải hơn xa "Thương Tướng", thời gian kiến tạo cũng sớm hơn, thuộc thế hệ chiến hạm thứ hai của Liên Xô. Thiết kế chiến hạm và tỉnh năng hoàn toàn không thể so với Thượng Tướng.

"Thượng Tướng" sau khi tới một hải cảng phía bắc, luôn được tu sửa và kiến tạo.

Có là một chiếc chiến hạm lớn chưa hoàn thành.

Năm đó chính vì chiếc hàm không mẫu hạm này từng khiến cho phương Tây nháo nhào, bọn họ kiên trì cho rằng, nước cộng hòa mua "Thượng Tướng" là để có hàng không mẫu hạm của riêng mình. Tức thì luận điệu " sự uy hiếp từ phương đông" rầm rĩ cả lên. "Thượng Tướng" khi đi về phía nam bị một quốc gia phía bắc giở đù trò quấy nhiễu, làm lỡ rất nhiều thời gian.

Danh nghĩa nước kia không cho "Thượng Tướng" đi qua hải vực của mình là vì an toàn cho các thuyền bè khác, thực chất là có suy tính về chính trị và quân sự rất sâu xa.

Cho dù Thượng Tướng chưa hoàn thành, nhưng nó là một chiếc hàng không mẫu hạm hiện đại hóa thực sự, qua cải tạo thích hợp, nói có thể đưa vào phục vụ trong quân đội.

- Cơ bản có thể hoàn thành vào năm sau, hệ thống tên lựa đạn đạo và hệ thống ra da đều đã lắp đặt xong, hệ thống động lực cũng đang cải tạo. Nếu tất cả thuận lợi có thể hạn thủy và nửa cuối năm sau.

Hà Đông Tiến giải thích đơn giản.

Là tư lệnh hải quân, ông kỳ vọng rất lớn vào Thượng Tướng.

Vì tuổi tác, có lẽ ba năm sau Hà Đông Tiến cũng sẽ rời khỏi quân ngũ, đương nhiên giới hạn tuổi trong quân đội không quá nghiêm ngặt, nếu như cần Hà Đông Tiến có thể kéo dài thời gian phụ vụ trong quân.

- Sức chiến đấu của Thượng Tướng rốt cuộc ra sao?

Liễu Tuấn rót trà đặt từng chén trước mặt các trưởng bối, tiếp tục hỏi.

Chắc chắn hôm nay Vũ Thu Hàn gọi điện mời y tới chính là để trao đổi việc liên quan tới Thượng Tướng, chưa nói ở nước ngoài, ngay trong nội bộ quân đội cũng có ý kiến bất đồng về chiếc Thượng Tướng.

Theo Liễu Tuấn biết, Vũ Thu Hàn phản đối sở hữu Thượng Tướng.

Cuộc tụ hội ngày hôm nay ít nhất phải thống nhất ý kiến trong nội bộ Hà Vũ hệ.

Mà ý kiến của Liễu Tuấn chắc chắn là quan trọng nhất.

Người ngoài rất khó tưởng tượng được sức ảnh hưởng của Liễu Tuấn với Hà Vũ hệ mạnh tới nhường nào.

Muốn tạo dựng hải quân hùng mạnh không phải chuyện một sớm một chiều, có lẽ đợi tới khi sức chiến đấu của hàng không mẫu hạm nước cộng hòa thực sự hìn thành, lãnh đạo chính chị thế hệ mới của nước cộng hòa đã leo lên đỉnh.

Nói từ ý nghĩa nào đó, thanh kiếm sắc bén này chuyên mông mài cho Liễu Tuấn.

Hà Đông Tiến nói:

- Đem so ra Thượng Tượng chỉ hàng không mâu hạm tầm trung, hành trình và năng lực tác chiến đều có hạn chế rất lớn. Năng lực đối kháng thực sự không có, chủ yếu là mang lại tác dụng huận luyện và mày mò kinh nghiệm.

Cho dù Hà Đông Tiến kiên định ủng hộ lý luận "hàng không mẫu hạm"; thì vẫn có nhận thức khách quan tỉnh táo về Thượng Tướng, những người cho rằng dựa vào một chiếc hàng không mẫu hạm có thể tạo dựng lên địa vị cường quốc trên biển là không thực tế.

Vũ Thu Hàn nhíu chặt mày:

- Em vẫn giữ ý kiến đó, không thích hợp, quá tốn kém.

Đó là lý do Vũ Thu Hàn phản đối thành lập hạm đội hàng không mẫu hạm dẫn đầu chiến đấu.

Thượng Tướng không phải là chiến hạm nguyên tử, như Hà Đông Tiến đã nói, năng lực tác chiến và hành trình đều bị hạn chế, so với mẫu hạm nguyên tử 100.000 nghìn tấn mà nói là không ở cùng một đẳng cấp, hơn nữa phải ít nhất có ba chiếc mẫu hạm cùng phục vụ mới có thể hình thành sức chiến đấu.

Mẫu hạm tầm trung cho dù hình thành năng lực tác chiến, đối diện với kẻ địch giả tưởng có chất lượng và số lượng chiếm ưu thế tuyệt đối mà nói chỉ là cái bia bắn. Nhưng duy trì nó lại tiêu tốn quá nhiều nhân vật lực và tài chính. Đơn thuần tính trên góc độ kinh tế là không hiệu quả.

Hà Đông Tiến cười:

- Thu Hàn, cậu vẫn cứ ôm mãi cái chiến lược tầu ngầm.

Vũ Thu Hàn không phủ nhận, thản nhiên nói:

- Tàu ngầm đỡ tốn tiền tốn công, mục tiêu cũng không rõ ràng. Sức uy hiếp hơn xa chiến hạm trên biển, em cho rằng giai đoạn này nên lấy chiến lược tác chiến dưới đáy biển làm chủ.

Quan điểm cả Vũ Thu Hàn giống với nước Đức thời thế chiến thứ hai, trước kia Liên Xô cũng có quyết sách hải quân tương tự.

Nước Đúc vì địa thế, truyền thống có lục quân siêu cường, hải quân không theo kịp cường quốc trên biển lâu năm, như nước Anh, phát triển chiến hạm trên biển rất dễ gây ra chạy đua vũ trang. Quan trọng là chiến hạm nổi có yêu cầu kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vũ khí rất cao, là một hạmg mục mang tính tổng hợp, cần tích lũy kỹ thuật thời gian dài, hao tốn quốc lực lớn. Cạnh tranh với các cường quốc hải quân ở phương diện hạm nổi có phần thắng không cao. Trong thế chiến thứ hai, thượng tướng Karl Doenitz của Đức đề xuất chiến thuận bầy sói cho tầu ngầm. Lấy tầu ngầm kết thành đội cắt đức tuyến vận chuyển trên biển của nước Anh, kép sụp nước Anh. Phải nói chuyến thuật này của ông ta phát huy tác dụng rất lớn, nếu chẳng phải hải quân Mỹ kịp thời tham chiến, hộ tống cho thương thuyền của nước Anh, thì Anh có khả năng không chống đỡ nổi.

Cho dù nước Được chiến bại nhưng Karl Doenitz lại được tôn trọng, kẻ địch cũng phải tán thưởng ông ta. Chiến thuật bầy sói do ông ta sáng tạo ra được hải quân các nước cho là chiến lược kinh điển, mở rộng nghiên cứu.

Trong thời gian chiến tranh lệnh Liên Xô cùng dùng chiến lược của Karl Doenitz.

Chính bởi vì có lực lượng tầu ngầm chiến đấu cực kỳ hùng hậu của Liên Xô, nên họ luôn được coi là cường quốc hải quân, tầu ngầm đông đảo của họ đã tạo thành uy hiếp trí mạng với hạm đội hàng không mẫu hạm khổng lồ của mỹ. Căn cứ vào suy luận quân sự, một khi chiến tranh bùng phát, tầu ngầm của Liên Xô có thể phá hủy mẫu hạm của Mỹ trong thời gian ngắn, làm hải quân Mỹ hoàn toàn mất sức chiến đấu.

Trong toàn bộ thời gian chiến tranh lệnh, hạm đội tầu ngầm của Nga luôn là tâm bệnh lớn nhất của hải quân Mỹ.

So ra phát triển tầu ngầm ở tài chính và kỹ thuật ít hơn hẳn phát triển mẫu hạm cỡ lớn, là bộ trưởng tổng bộ trang bị, Vũ Thu Hàn nhìn trúng đòn sát thủ "giá rẻ" này là điều hợp lý