TruyenChuFull.NET

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Chương 2010: Đấu đá trên thường ủy (6)

Trùng Sinh Chi Nha Nội

Tác giả: Khuyết danh

Chương 2017: Đấu đá trên thường ủy (6)

Nhóm dịch Huntercd

Nguồn: Vip.vandan

- Các đồng chí còn đề nghị gì nữa thì đưa ra đi.

Đề tài thảo luận xác định từ đầu của cuộc họp đã thương thảo xong, Liễu Tuấn theo thông lệ hỏi một câu.

Theo quý định, bất kỳ một thường ủy nào đều có quyền đưa ra kiến nghị đột xuất trên thường ủy. Nhưng dưới tình huống bình thường không ai làm thế, cho dù có kiến nghị muốn thường ủy thảo luận, cũng sẽ trao đổi trước với bí thư tỉnh ủy, thì sẽ thỏa đáng hơn.

Càng lên cao, càng phải chú ý phương pháp.

Không ngờ lần này có chuyện ngoài dự liệu, lời của Liễu Tuấn vừa dứt, Lưu Thiên Minh đã giơ tay lên.

Liễu Tuấn mỉm cười nói, đồng chí thiên minh, xin mời.

- Liễu bí thư, tôi có một kiến nghị, muốn đưa lên thường ủy thảo luận.

- Được, mời đồng chí Thiên Minh.

Liễu Tuấn vẫn ôn hòa nói.

Lưu Thiên Minh gật đầu cám ơn rồi mở quyển sổ trước mặt ra:

- Liễu bí thư, các đồng chí, đề tài tôi muốn thảo luận là chuyện cải tạo cổ phần của tập đoàn Tứ Hải ở Bách Đảo. Quốc tư ủy tỉnh báo cáo lên, yêu cầu sớm giải quyết vấn đề quyền sở hữu của tập đoàn Tứ Hải...

Căn cứ vào phân công, Lưu Thiên Minh phân quản quốc tư ủy.

Lưu Thiên Minh vừa nói ra lời này, sắc mặt Ngụy Ninh Sinh và Triệu Tiên Giác đều biến đổi, vẻ mặt các thường ủy khác cũng trở nên khác thường.

Vấn đề quyền sở hữu tập đoàn Tứ Hải dây dưa đã lâu, tranh cãi mấy năm rồi, Cù Hạo Cẩm còn đích thân ra chỉ thị. Tới nay vẫn chưa có kết quả rõ ràng, hiển nhiên có kẻ gạt chỉ thị Cù bí thư ra, nhân vật đứng đằng sau tập đoàn Tứ Hải chẳng phải là người tầm thường.

Lưu Thiên Minh bắt đầu đọc báo cáo của Quốc tư ủy tỉnh, đương nhiên chỉ tóm tắt. Báo cáo này tới bốn năm nghìn chữ, Lưu Thiên Minh không thể đọc từ đầu tới cuối hết một lượt.

Báo cáo của Quốc tư ủy tỉnh thái độ vô cùng cứng rắn, chỉ ra vốn khởi động của tập đoàn Tứ Hải do ủy ban thương mai Bách Đảo cấp, riêng bằng điều này, đủ chững minh tập đoàn Tứ Hải là tài sản quốc gia. Còn về sau này tập đoàn Tứ Hải phát triển, hoàn toàn có thể coi là hoạt động tăng giá trí của tài sản quốc hữu. Lúc mới sáng lập tập đoàn Tứ Hải, Trương Vạn Trung vốn là cán bộ ủy ban thương mại, trong thời gian phụ trách tập đoàn Tứ Hải, được bố nhiệm làm phó chủ nhiệm ủy ban thương mại, cán bộ cấp phó xử đường hoàng. Ông ta quản lý tập đoàn Tứ Hải là do ỷ ban thương mại ủy phái.

Vì thế Quốc tư ủy yêu cầu rõ ràng làm rõ quyền sở hữu tài sản của tập đoàn Tứ Hải, xác định là xí nghiệp quốc hữu.

Trừ Liễu Tuấn và Yêu Hải Anh ra, mỗi người ở đây đều hết sức hiểu quá trình chấp chấp của chuyện này. Lưu Thiên Minh kiên trì muốn đưa tập đoàn Tứ Hải thuộc về tài sản quốc hữu, miễn trừ chức vụ chủ tịch của Trương Vạn Trung, do Quốc tư ủy phái nhân viên đắc lực khác tới tiếp quản.

Chỉ thị của Cù Hạo Cẩm là không thể để quốc gia bị thiệt.

Mặc dù chỉ thị của Cù bí thư không phải là rõ ràng lắm, nhưng ít nhất ông ta không cho rằng tập đoàn Tứ Hải là xí nghiệp dân doanh thuần túy, ít nhất phải có một phần tài sản quốc hữu.

Đáng lý có phó tỉnh trưởng kiên trì như thế, lại có chỉ thị của bí thư tỉnh ủy, chuyện này không còn có gì kịch tính nữa. Tập đoàn Tứ Hải khẳng định sẽ bị thu nạp vào tài sản quốc hữu.

Ví dụ như thế này có rất nhiều trên toàn quốc, không phải chỉ có ở mỗi tập đoàn Tứ Hải, rất nhiêu công ty dân doanh thậm chí chỉ treo biển cơ quan quốc gia và thập niên 80 của thế kỷ trước, về sau hoàn toàn coi là tài sản quốc gia 100%, người kinh doanh bị đuổi khỏi cửa. Kiện cáo từ năm 90 tới nay cũng chẳng có kết quả.

Huống chi vốn sáng nghiệp của tập đoàn Tứ Hải là do nhà nước cấp, Trương Vạn Trung là cán bộ nhà nước, có văn kiện bổ nhiệm làm chứng, lý do của Lưu Thiên Minh và quốc tư ủy tỉnh càng đầy đủ.

Nhưng sự thực là tập đoàn Tứ Hải cho tới nay vẫn ở dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Trương Vạn Trung, theo kinh nghiệm quan trường và thương trường phân tích, Trương Vạn Trung có thể chống đỡ được áp lực cực lớn như thế, nhất định có chỗ dựa vững chắc. Nếu như chỗ dựa này không tới từ TW mà tới từ tỉnh D, thì gần như đã quá rõ ràng rồi.

Trừ Ngụy Ninh Sinh ra, cho dù Trần Chính Long cũng không thể áp chế được ý kiến của thường vụ phó tỉnh trưởng.

Nhưng nhất thời mọi người còn chưa hiểu được Lưu Thiên Minh đột nhiên nhắc tới chuyện này trên thường ủy là có dụng ý gì.

Có lẽ Lưu Thiên Minh ý thức được giữa Liễu Tuấn và Ngụy Ninh Sinh có mâu thuẫn, muốn nhân cơ hội này, nhờ tay Liễu Tuấn, liên thủ đàn áp Ngụy Ninh Sinh, đem tập đoàn Tứ Hải thu về quốc hữu, "lột sạch " Trương Vạn Trung?

Có điều mọi người ngạc nhiên thì ngạc nhiên, nhưng trở nên nhẹ nhõm.

Chuyện này nói trắng ra là Lưu Thiên Minh và Ngụy Ninh Sinh đấu đá, không liên quan tới người khác cứ thoải mái xem diễn biến.

Nghe Lưu Thiên Minh phát biểu, Liễu Tuấn cười nói:

- Vấn đề của tập đoàn Tứ Hải tôi cũng chỉ vừa mới thu được báo cáo, tình hình cụ thể không rõ lắm, các đồng chí có ý kiến ra sao đều có thể nói.

Yêu Hải Anh hơi ngạc nhiên nhìn Liễu Tuấn.

Báo cáo này Yêu Hải Anh cũng được nhận một bản, trong suy nghĩ của cô ta, đây là chuyện thuần túy của chính phủ, Liễu Tuấn có thể nói một câu là đẩy đi, cần gì phải thảo luận trên thường ủy.

Đương nhiên Liễu Tuấn đã làm như thế khẳng định là có lý.

Yêu Hải Anh lập tức nghĩ tới, cho rằng Liễu Tuấn muốn tiến thêm một bước gây mâu thuẫn giữa Ngụy Ninh Sinh và Lưu Thiên Minh. Đồng thời càng để hiểu rõ hơn quan hệ "thân sơ" của các thành viên thường ủy. Một khi đề nghị có tranh luận kịch liệt thì mới có thể nhìn ra manh mối các quan hệ này.

Mâu thuẫn của Lưu Thiên Minh và Ngụy Ninh Sinh được châm lên, bên chính phủ tỉnh càng không thể hùa với nhau chống đối Liễu Tuấn. Với một tân bí thư tỉnh ủy, đây là cơ hội hiếm có.

Hoặc có lẽ Liễu Tuấn quan tâm tới vấn đề tương tự, muốn tìm ra con đường từ trong đó, để có đề nghị tương tự thì chiếu theo đó mà làm.

Nghĩ cách làm một lần giải quyết dứt điểm vấn đề là tác phong nhất quán của Liễu Tuấn.

- Liễu bí thư, Ngụy tỉnh trưởng, tôi có ý kiến với việc này, tỉnh trưởng Thiên Minh và Quốc tư ủy giải quyết quyền sở hữu tập đoàn Tứ Hải như thế tôi cho rằng không thích hợp lắm...

Bất ngờ là người lên tiếng phản đối đầu tiên lại là trưởng ban thống chiến Tống Thụ Bình xếp cuối ban thường ủy.

- Trương Vạn Trung là nhân sĩ của đảng Dân Chủ, cũng là phó chủ tịch chính hiệp Bách Đảo. Hai mấy năm qua, tập đoàn Tứ Hải dưới sự lãnh đạo của ông ta mới có được thành tích như ngày hôm nay. Nếu như chúng ta thu tập đoàn Tứ Hải vào quốc hữu, đuổi Trương Vạn Trung đi, e rằng không thích hợp, tạo thành ảnh hưởng không tốt trong nhân sĩ đảng phái Dân Chủ. Tôi thấy phải thận trọng.

Tống Thụ Bình là cán bộ kiểu học giả, khi nói chuyện có thói quen đẩy mắt kính, thái độ rất chân thành.

Lưu Thiên Minh cười khẽ nói:

- Tống trưởng phòng, đây là hai chuyện khác nhau, không thể hòa làm một mà nói được. Quốc tư ủy đưa ra yêu cầu này, là dựa vào sự thực mà phán định, không phải là nhắm vào Trương Vạn Trung. Bất kể ông ta có là người của đảng phái Dân Chủ, chúng ta xử lý việc này cũng phải dựa vào sự thực để quyết định. Không thể cố kỵ ảnh hưởng mà lấy tái sản quốc hữu ra để tặng ân tình chứ? Còn về phần đuổi Trương Vạn Trung ra thì hoàn toàn không có. Chỉ cần quyền sở hữu rõ ràng, Quốc tư ủy vẫn có thể mời Trương Vạn Trung làm chủ tịch tập đoàn Tứ Hải mà... Những năm qua ông ta cống hiến cho tập đoàn Tứ Hải, ai ai cũng thấy, mọi người không phủ nhận. Có thể dưới tiền đề pháp luật và chính sách cho phép, tưởng thưởng về kinh tế nhất định cho ông ta. Tiền lương của ông ta cũng có thể cao hơn một chút. Thậm chí có thể chia phần trăm cho ông ta. Nhưng tiền đề là quyền sở hữu phải rõ ràng, không thể mơ mơ hồ hồ.

Nghe qua Lưu Thiên Minh nói cũng rất có lý.

Triệu Tiên Giác xen vào:

- Trỉnh trưởng Thiên Minh, vốn khởi động của tập đoàn Tứ Hải đúng là do nhà nước cấp, nhưng năm 86 ông ta trả lại cả gốc lẫn lãi, còn tặng thêm hai chiếc Santana. Khi xử lý vấn đề quyền sở hữu tập đoàn Tứ Hải, tôi cho rằng phải sét tới tình huống này. Nhà nước không thể bị thiệt, nhưng chúng ta cũng không thể để quần chúng bị thiệt, đúng không?

Lưu Thiên Minh lập tức nói:

- Đây không phải là vấn đề thiệt hay không thiệt, mà là luận theo sự thực. Năm 86 Lưu Thiên Minh trả tiền và tặng xe cho ủy ban thương mại, không hề có có văn bản nói rõ là trả lại vốn, chỉ có thể nói là đơn vị kinh doanh nộp lợi nhuận cho đơn vị chủ quản. Hơn nữa cho dù có giấy tờ cũng không thích hợp. Tập đoàn Tứ Hải ban đầu do ủy ban thương mại sáng lập, còn đầu tư vốn, bổ nhiệm Trương Vạn Vinh tới quản lý, đây là quan hệ rõ ràng, sao qua mấy năm sau lại thành xí nghiệp đầu tư tư nhân rồi? Đây không phải là khoét tường của quốc gia sao? Không có tiền vốn khởi động của ủy ban thương mại, lấy đâu ra tập đoàn Tứ Hải ngày nay?

Triệu Tiên Giác gạt phắt đi:

- Chuyện gì cũng phải phân ra rõ ràng mà xét, phải kết hợp với tình hình thực tế khi đó để phân tích. Khi ấy mới cải cách mở cửa, đang trong giai đoạn trăm hoa đua nở, quyền sở hữu tài sản không rõ không chỉ có một mình tập đoàn Tứ Hải. Hiện giờ nhiều năm qua, luôn do Trương Vạn Vinh quản lý tập đàon Tứ Hải, ủy ban thương mại chỉ là đơn vị chủ quản trên danh nghĩa, sau năm 92, danh nghĩa này cũng không còn nữa. Nếu nhất định phải đưa tập đoàn Tứ Hải thuộc vào phạm trù tài sản quốc hữu tôi cho rằng không thích hợp. Chúng ta cũng không phải chưa xử lý vấn đề tương tự, chưa có công tay nào hoàn toàn thuộc về quốc hữu. Chỉ nhắm vào mỗi tập đoàn Tứ Hải và Trương Vạn Vinh, có phải là quá bất công?

Sắc mặt Lưu Thiên Minh trầm xuống.

Triệu Tiên Giác rõ ràng chỉ trích hắn có lòng riêng nhắm vào Trương Vạn Vinh.