TruyenChuFull.NET

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Trùng Sinh Chi Nha Nội
Chương 25: Nói về thực tế

Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 25: Nói về thực tế

Người dịch: Thiên Địa Môn

Nguồn: vipvandan

Từ lúc bị phạt, cha vốn dĩ đã là ông phó chủ nhiệm xếp cuối cùng nay càng nhàn rỗi.

Chu tiên sinh liền khuyên cha nhân cơ hội này mà đọc thêm sách vở, mở mang thêm kiến thức lý luận cho mình. Mặc dù cha tốt nghiệp giáo viên trung học, trình độ văn hóa không thấp lắm, nhưng những gì ông học đều là kiến thức về kỹ thuật, những gì cơ bản về lí luận chính trị lại không nhiều lắm. Làm cán bộ hành chính, cơ sở lý luận vô cùng quan trọng.

Những điều Chu tiên sinh nói, cha thường rất nghe lời.

Thế là Chu tiên sinh mang đến cho ông một chồng sách, gì mà “tư bản luận”, “chính trị kinh tế học”. “chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa du vật lịch sử”, “lịch sử phát triển vận động của giai cấp vô sản thế giới”, nhiều không kể được.

Cha nhìn đống sách mà thẫn người, lắc đầu cười đau khổ.

Chớp mắt đã đến tháng 10, tôi đã đọc hết quyển “Hamlet”, không dám nói là thuộc lòng như cháo chảy, đọc qua thì không có vấn đề gì. Thực tình mà nói, chút tiếng Anh trong kiếp trước,lúc bắt đầu thì có tác dụng, mười mấy ngày sau là chẳng có ích gì nữa rồi. Cũng có nghĩa là bắt đầu từ đầu, ngay cả tôi cũng không ngờ lại tiến bộ thần tốc đến thế. Đáng lẽ ra tôi dự kiến ít nhất phải 2 năm sau, tôi mới có thể miễn cưỡng học hết quyển “Hamlet”, không ngờ chỉ mới một năm. Nhất là khẩu ngữ, nếu không phải là sợ làm giật mình người khác, những vấn đề hội thoại thường nhất hoàn toàn có thể dùng tiếng anh để nói.

“Học tiếng Anh phải học từ trẻ con”

Hà hà, câu này đúng là cũng có lý thật.

Tôi đang ngầm tự đắc, không đề phòng thầy lại mang ra một quyển sách tiếng Anh dày hơn cả “Hamlet”, nhét vào tay tôi.

OH MY GOD!

Không ngờ là quyển “Ngạo mạn và phiến diện” của Austin.

Tôi hoa cả mắt.

Ai mà ngờ rằng sự việc vẫn chưa kết thúc, tiếp theo sau đó, quyển sách mà thầy mang ra mới là tác phẩm vĩ đại thực sự, bản tiếng Nga của “chiến tranh và hòa bình”

“Bác ơi, cháu…trình độ tiếng Nga của cháu không tốt bằng tiếng Anh đâu ạ…quyển “chiến tranh và hòa bình” này, cũng quá… quá uyên thâm rồi.”

Tôi lắp bắp biện minh.

Chu tiên sinh lộ ra một nụ cười ranh mãnh.

“Chính bởi vì trình độ tiếng Nga của cháu không tốt, nên mới muốn bổ túc thêm cho cháu. Đây gọi là lấy roi để quất cho trâu chạy nhanh!”

Chúa ơi! Thế gian này có người vượt thời gian bất hạnh như tôi không?

Tôi đúng là ngất xỉu!

“Tiểu Quân, bảo cha cháu hẹn Ngọc Thành, xem xem bọn họ rỗi lúc nào, đến chỗ bác một chuyến, bác có chuyện muốn bàn bạc với họ.”

“A….Vâng vâng, cháu nhớ rồi ạ.”

Tôi vẫn đang uể oái, suýt nữa thì không nghe thấy ông nói gì.

“Đây là bài văn tôi viết, hai người xem xem, có thích hợp không?”

Chu tiên sinh lấy ra mấy bản thảo, nhẹ nhàng đưa cho Nghiêm Ngọc Thành.

Đây là buổi trưa ngày hôm sau, Nghiêm Ngọc Thành nhận được điện thoại báo của cha, ngày thứ 2 liền vội đến nơi. Chu tiên sinh từ trước đến giờ chưa bao giờ chủ động mời họ đến bàn bạc, lần này lại thận trọng như thế, chắc chắn là việc lớn.

Tôi thò cổ liếc nhìn, thấy trên bản thảo viết “Luận về sự thật”, là chữ tiểu Khải đẹp đẽ của Chu tiên sinh.

Chu tiên sinh sao tự nhiên lại viết văn phê bình thế nhỉ?

Tôi gãi gãi đầu, có chút khó hiểu.

Cha nghiêng đầu, xem cùng với Nghiêm Ngọc Thành.

Nghiêm Ngọc Thành và cha vừa xem vừa gật đầu, chốc chốc nhìn nhau tỏ vẻ bái phục. Nói thực tình, tôi mặc dù là người của hai thế hệ, nhưng cũng không hiểu lắm về loại văn chỉ có tính lí luận này. Ngồi bên cạnh xem trộm, chỉ thấy chữ đẹp, lời lẽ thông suốt, nội dung rốt cuộc thế nào, tôi cũng chẳng hiểu lắm. Nghiêm Ngọc Thành và cha tán dương như thế, có lẽ cũng rất tốt rồi.

Bài văn không dài không ngắn, tất cả có 7 trang, khoảng chùng 2000 chữ.

Nghiêm Ngọc Thành giở đến trang cuối cùng, đờ người, hai người cùng nhìn Chu tiên sinh, thật là khó hiểu.

Hóa ra chỗ ký tên, lại là đề tên Nghiêm Ngọc Thành và Liễu Tấn Tài.

“Thầy ơi, đây là….”

“Hình phạt của hai người, còn 3 tháng nữa đúng không? Tấn Tài những ngày này, cơ bản đứng vòng ngoài thôi.”

Chu tiên sinh chậm rãi nói.

Nghiêm Ngọc Thành cười đau khổ. Cha đứng vòng ngoài, chẳng lẽ ông không thế hay sao? Từ vị trí đầu trong xã bị chuyển thành vị trí thứ 7, ngày trước bận đến độ hai chân không chạm đất bây giờ biến thành người hai tay chẳng biết làm gì, cảm giác lạc lõng và chán chường có thể hiểu được.

“Thời gian này, tôi ngày nào cũng xem báo, “Nhân dân nhật báo”, “nhật báo tỉnh N”, đều là thứ phải xem. Thông qua quan sát thời gian này, tôi thấy, hướng gió có thể sẽ thay đổi đấy…”

Chu tiên sinh lại tiếp tục nói không gấp không chậm, giọng nói bình ổn như mọi khi.

Nghiêm Ngọc Thành và cha lại rất phấn chấn.

“Thầy, thế thầy nói cho chúng tôi biết, hướng gió thay đổi thế nào?”

Điều mà ông hỏi là “hướng gió thay đổi thế nào” chứ không phải là “hướng gió sẽ thay đổi sao?”, điều đó cho thấy lòng tin của ông với người thầy của mình.

“Vị nguyên lão kia lại tái nhậm chức rồi.”

Nghiêm Ngọc Thành và cha đều gật đầu. Điều này hai người đều biết.

Ngày 17 tháng 10 năm 1977, đại hội Đảng lần thứ 10 đã thông qua một nghị quyết, quyết định phục hồi chức vụ quan trọng của một đảng viên nguyên lão nào đó.

Việc lớn thế này, trên báo chí đều đề cập đến.

“Ông ấy phản đối phương châm lý luận này.”

“Ừ, điều này tôi biết.”

Nghiêm Ngọc Thành phấn chấn nói.

“Bức thư vị nguyên lão này ngày 10 tháng 10 năm ngoái và ngày 10 tháng 4 năm nay viết cho trung ương Đảng , đã được in ấn phát đến các đơn vị cấp đoàn của huyện.”

“Điều đấy lại không giống nhau.”

Chu tiên sinh ung dung nói.

Nghiêm Ngọc Thành lại có nét gì phấn chấn: “Có chỗ nào không giống nhau chứ?”

“Khi viết hai bức thư này, ông ta vẫn chưa được khôi phục chức cũ, đến nay đã khôi phục rồi, việc này đã nói rõ vấn đề. Xem báo ra gần đây, dường như cũng có mấy ý kiến không thống nhất, dù vẫn không phải là chủ yếu, nhưng dù sao cũng là một sự thay đổi.”

Tôi thầm gật đầu.

Chu tiên sinh là cán bộ lý luận chuyên nghiên cứu về lịch sử Đảng, rất mẫn cảm về vấn đề này. Cũng cần phải biết rằng những bài văn bình luận của báo Đảng nhiều khi chính là chong chóng đo chiều gió của chính trị.

“Vì thế tôi đã viết bài văn này trên danh nghĩa của hai người.”

Cha nói: “Chu tiên sinh, sao bác lại dựa vào danh nghĩa của hai chúng tôi?”

Nghiêm Ngọc Thành lườm cha một cái, ý là bảo cha không nên hỏi chuyện ấy.

Chu tiên sinh còn chưa gỡ được cái mác “người có vai vế trong học thuật phản động”, bây giờ lại viết bài này, chẳng phải là tự gây rắc rối cho mình hay sao?

Chu tiên sinh cười: “Nếu hai anh thấy được, tôi sẽ phát tán ra ngoài.”

Nghiêm Ngọc Thành và cha đưa mắt nhìn nhau, nhất thời khó để đưa ra quyết định.

Tôi đứng dậy, nói: “Chu tiên sinh, bác định đưa đến nhà xuất bản báo nào thế? Cháu đi gửi dùm bác.”

“Tiểu Quân!”

Cha nghiêm nghị nói.

Hai người lớn bọn họ còn chưa quyết định được, đứa nhóc như tôi lại dám xen vào.

Thực ra tôi có ý này từ lâu rồi, cần phải viết cái gì đó. Nhưng khổ nỗi, văn vẻ không ra gì, vì thế không dám động bút, sợ người khác chê cười. Còn một điều nữa là tôi thấy lúc này chưa hợp thời lắm.

Trong ký ức của tôi, hình như nửa cuối năm 1978, “Nhân dân nhật báo” mới xuất bản bài ăn phê bình nổi tiếng, “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý”.

Lúc này cứ cương quyết xuất đầu lộ diện, không biết hậu quả sẽ như thế nào.

Cha tự nhiên chuyển ngoặt sang con đường làm quan, điều thay đổi nhỏ nhặt này thì thôi không nói, dù sao cũng chỉ là chuyện bình thường, nên ảnh hưởng cũng không nhiều. Nhưng “Đại thảo luận về tiêu chuẩn chân lý” lại ảnh hưởng đến xu thế phát triển của lịch sử Trung Quốc mười năm về sau, nếu do một đứa trẻ nhóc tì vượt thời gian như tôi gây ra, nghĩ cũng đã thấy sợ.

Về bản chất, tôi chỉ là loại tính cách dè dặt.

Ngày hôm nay bác Châu nhận định thời cơ đã chín muồi, tôi tin vào con mắt của bác.

“Chu tiên sinh, có nên đợi thêm một thời gian nữa không?”

Cha dè dặt hỏi.

“Tại sao?”

Chu tiên sinh mặt không có biểu hiện gì hỏi.

“Cái này…Đợi thế cục rõ ràng hơn chút nữa, có lẽ sẽ ổn thỏa hơn chăng?”

Chu tiên sinh gật đầu, nhìn về phía Nghiêm Ngọc Thành, giọng nói vẫn thản nhiên: “Ngọc Thành, ý kiến của anh thế nào?”

Nghiêm Ngọc thành trầm ngâm, nói rất cẩn thận: “Tôi thấy cứ đợi thêm một thời gian nữa cũng không sao…”

“Ừ, vậy cũng được. tôi chỉ giúp các anh lên sách lược, còn quyết định nằm ở các anh.”

Chu tiên sinh vẫn lãnh đạm như vậy, chỉ là trong ánh mắt lộ ra vẻ thất vọng.

Tôi nhấc ấm trà lên, rót trà vào bát mọi người, rôi nói: “Chu tiên sinh, hôm nay cháu đã xem ‘ngũ đại sử’, đã đọc đến câu chuyện của Lý Tồn Úc rồi….Đại chiến Giáp Hà kết thúc, hậu Đường rõ ràng đã chiếm ưu thế, có thể nói là tình hình chiến sự rất tốt, tại sao Trang Tông vẫn phải mạo hiểm đột kích Đại Lương vậy?”

Tôi vốn thích lấy Lý Tồn Úc để nói chuyện ngoài đời, không phải tôi thiên vị ông ta, mà là con người này có rất nhiều điểm quý giá.

“Đương kỳ thịnh thì, cử thiên hạ hào kiệt, mạc dữ tranh phong; cập kỳ suy dã, sổ thập linh nhân khốn chi, chi thân tử quốc diệt, vi thiên hạ tiếu”

(Khi nó còn hưng thịnh, hào kiệt trong thiên hạ, không tranh giành, khi đã đến lúc yếu thế, bao người khốn đốn, lại người chết nước mất, cười thiên hạ.)

Đây là tổng kết của Âu Dương Tu với Lý Tồn úc.

Một vị hoàng đế cứ mỗi lần xuất trận là phải đứng nơi tiền tuyến, một vị hoàng đế hầu như trăm trận trăm thắng, một vị hoàng đế khi may mắn thì thiên hạ vô địch, khi không may thì mất mạng, chẳng lẽ lại không có chuyện gì để nói sao?

“phú quý phải tìm kiếm trong hiểm nguy mà”

Chu tiên sinh cười nhạt, liếc nhìn chủ nhiệm Nghiêm và cha.

“Mọi viêc cứ đợi đến lúc chắc chắn mới làm, thì người khác làm mất rồi.”

Hai vị chủ nhiệm mặt bỗng đỏ bừng lên, trông thật là đáng yêu!

Chu tiên sinh chưa hết lời, xoa đầu tôi, cười: “Học là để hành, nho giáo đã dạy rồi.”

Trong bụng tôi chỉ có cười đau khổ. Cũng chính vì là bác Nghiêm và cha, nếu là người khác, thì có lẽ đã hận nhau rồi. Dù cho bản thân mình còn nhỏ, chưa tức giận được, ít nhất cũng không phải là việc gì tốt đẹp.Dù sao trong lòng tôi cũng là người 40 tuổi, việc này lừa được người khác, nhưng không dối được lòng mình.

Về sau vẫn phải khiêm nhường hơn nữa mới được.

Có lẽ là bị hai thầy trò một già một trẻ này cười nhạo, chủ nhiệm Nghiêm không phục, không chịu được nữa liền hỏi: “Thầy, bài viết này, báo có dám xuất bản không?”

Chu tiên sinh khép mắt, chậm rãi nói: “Có hay không, phải đi thử xem. Tôi có ông bạn cũ, bay giờ làm biên tập ở tòa báo tỉnh, cũng là một người trời không sợ đất không sợ…..”